Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Bản sắc và giá trị văn hóa của một số nước Đông Nam Á

Thời gian tới, ASEAN phải đối mặt với nhiều thách thức để có được một bản sắc chung, đại diện cho cộng đồng hơn 600 triệu người. liệu rằng ASEAN có thể tạo ra một bản sắc rõ ràng và ý nghĩa trong đa dạng.



Đa dạng là rào cản
Sự đa dạng thể hiện không chỉ trong ngôn ngữ mà còn cả tôn giáo, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, thể chế, dẫn đến sự khác biệt trong người dân các quốc gia thành viên ASEAN. Điều này khác xa so với Liên minh châu Âu (EU), nơi người dân có thể dễ dàng thống nhất do họ gần gũi về sắc tộc, lịch sử, tôn giáo và văn hóa, thể chế chính trị cơ bản giống nhau và không chênh lệch nhiều về trình độ phát triển.
Phó Giáo sư Datuk Mohd Rizal Mohd Yaakob thuộc trường Đại học Kebangsaan của Malaysia cho biết quá trình tìm bản sắc của ASEAN càng trở nên phức tạp, gian nan hơn khi sự phát triển của các nước thành viên đang vấp phải nhiều vấn đề như xung đột chính trị miền Nam Thái Lan, người Rohigyas tại Myanmar và tranh cãi chủ quyền trên đất liền, trên biển giữa một số nước thành viên.
Phó Giáo sư cũng cho rằng bản sắc ASEAN dựa trên những sắc thái về lịch sử và văn hóa có lẽ sẽ không khả thi bởi tính đa dạng bên trong của mười nước thành viên. “Không có điểm tương đồng từng tồn tại trong lịch sử giữa các nước bởi khác biệt trong chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và thậm chí là kinh tế. Hiện thực này hoàn toàn trái ngược với EU, nơi các quốc gia gắn kết với nhau bằng điểm chung có trong mỗi con người”, ông nói.
Như vậy, tìm kiếm “điểm hội tụ” phản ánh nguyện vọng chung của cộng đồng vào thời điểm này là rất khó.
Cùng quan điểm với Phó Giáo sư Datuk Mohd Rizal Mohd Yaakob, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh tính khó thống nhất trong đa dạng của ASEAN. Nhưng trước một thế giới luôn biến động và một nội bộ ASEAN còn nhiều vấn đề thì vẫn phải tìm cho ra bản sắc của cộng đồng bởi “trong có ấm thì ngoài mới êm”. Thực tế, ASEAN không phải là một tổ chức mạnh, ASEAN chỉ mạnh khi đặt trong tổng thể các mối quan hệ với đối tác mà ASEAN là trung tâm. Do đó, xây dựng cộng đồng phải chú trọng hình thành bản sắc, nâng cao sức mạnh nội tại để hình thành sức mạnh chung trong ASEAN.

Điểm chung còn “vạn biến”

Bên cạnh các yếu tố chính trị, văn hóa, tôn giáo…, các thể chế chung mà ASEAN xây dựng cũng được coi là phản ánh bản sắc của ASEAN. Tuy vậy, những điểm chung này trên thực tế vẫn liên tục biến đổi. Ví dụ, chính sách ngoại giao thầm lặng và không can thiệp trong những năm mới thành lập của ASEAN (thập niên 1960) đã từng là một phần bản sắc của Hiệp hội. Nhưng Tiến sĩ Mohd Azizuddin Mohd Sani, Đại học Utara, Malaysia đã chỉ ra rằng điều đó đã thay đổi khi cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đưa ra những điểm mới trong cách tiếp cận của Hiệp hội trước vấn đề của các nước thành viên.
Theo đó, ASEAN có thể tổ chức các buổi đối thoại với quốc gia thành viên để giải quyết vấn đề của quốc gia đó. “Ví dụ, ASEAN đã can dự để giải quyết các vấn đề tại Myanmar sau cơn bão Nargis. Sự can dự của Hiệp hội dưới sự đồng ý của nhà lãnh đạo Junta đã có tác động sâu rộng, là bước ngoặt quan trọng để Myanmar mở cửa thị trường, chấp nhận một số cải cách dân chủ”, Tiến sĩ Mohd Azizuddin Mohd Sani nói.
Mặc dù vậy, ASEAN vẫn thiếu cơ chế công nhận sự can thiệp trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên quan đến các quốc gia thành viên của ASEAN.
“Chúng ta không có công an hay lực lượng quân đội ASEAN để đảm bảo chế tài như NATO ở phương Tây. Luật lệ chung trong ASEAN và thậm chí tòa án chung cũng chưa từng tồn tại như tại EU”, ông Mohd Azizuddin nhấn mạnh.

Yếu tố ngôn ngữ

Nếu như sự đoàn kết trong ASEAN được kỳ vọng là một bản sắc của cộng đồng thì chính nó cũng đang gặp phải thách thức lớn khi các nước trong Hiệp hội đều phải tìm cách để thích ứng với cạnh tranh toàn cầu cũng như ảnh hưởng từ nước lớn trong đó có Mỹ và Trung Quốc ngay tại “sân nhà”.
Hiện tại, theo Tiến sỹ Azizuddin Mohd Sani, ASEAN nên tập trung vào yếu tố con người vì khi người dân hiểu nhau hơn sẽ thúc đẩy quá trình hình thành bản sắc chung. Nếu như trước đây, chính sách của ASEAN được đưa ra chỉ bởi giới lãnh đạo, thì bây giờ những chính sách của ASEAN phải có sự tham vấn của người dân. Bất cứ trở ngại nào cũng phải được giải quyết một cách tốt nhất để người dân ASEAN hiểu về nhau hơn.
Đã đến lúc tất cả các thành viên ASEAN giới thiệu ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba, có thể sử dụng rộng rãi trong ASEAN. Về vấn đề này, Giáo sư John Vong, cố vấn cấp cao cho Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc và có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tại mười nước thành viên ASEAN đưa ra ý kiến rằng Cộng đồng ASEAN có thể hướng tới ba ngôn ngữ chung bao gồm là tiếng Mã Lai (được sử dụng phổ biến tại Indonesia và Malaysia), tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
“Hiện nay, ba ngôn ngữ này cũng được dùng trong giao dịch thương mại giữa các nước ASEAN, vì vậy, không có lý do gì không phát triển chúng trở thành ngôn ngữ của cộng đồng”, ông John Wong nói.
Có thể kết luận rằng một phần quan trọng các giá trị chung của ASEAN cũng được kiến tạo dần dần qua quá trình tương tác xây dựng cộng đồng của các nước thành viên.


Singapore: Kế hoạch phát triển di sản văn hóa


Kế hoạch phát triển di sản văn hóa Singapore giới thiệu các nét văn hóa nghệ thuật độc đáo của Singapore thông qua các bản sắc văn hóa quốc gia, công tác phục hồi tài nguyên di sản và xây dựng mục tiêu nâng cao danh tiếng của Singapore như một quốc gia với  sự đa dạng các loại hình đa dạng di sản văn hóa.


I. Giới thiệu
Kế hoạch phát triển di sản văn hóa phát triển một khung cảnh văn hóa nghệ thuật  ở Singapore nhằm góp phần vào thành công của Cục di sản quốc gia Singapore (NHB) trong việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển tinh thần quốc gia dân tộc, bản sắc văn hóa và tính sáng tạo thông qua phát triển di sản và văn hóa. Từ năm 2000, nguồn ngân quỹ từ thời Phục Hưng (RCP) đã có một nguồn bổ sung giá trị cho phép NHB, cùng hợp tác với các cơ quan hữu quan từ phía khu vực công, người dân và doanh nghiệp tư nhân, khởi động các buổi triển lãm, các hoạt động và sự kiện lớn có tác động mạnh mẽ nhằm thu hút trái tim và trí óc của cả người dân Singapore lẫn các du khách. Lượng du khách tới thăm các bảo tàng, tham dự các sự kiện mở rộng của NHB gia tăng trong những năm qua đã nhận được sự công nhận của truyền thông quốc tế về sự gia tăng danh tiếng và nhận định Singapore như thành phố nghệ thuật toàn cầu.
Hướng về tương lai là mục tiêu cho các cơ hội dành cho khu vực nghệ thuật và di sản trong kế hoạch thời Phục Hưng. NHB sẽ tiếp tục thu hút các đối tác quan trọng của mình vào công cuộc phát triển một hệ sinh thái di sản sôi động hơn nhằm làm sống động hơn nữa quang cảnh bảo tàng ở Singapore. Chúng tôi đã và đang giới thiệu văn hóa độc đáo của Singapore thông qua những buổi lưu diễn, những sự cộng tác với các đối tác nước ngoài và sẽ tiếp tục nỗ lực này nhằm nâng cao danh tiếng của Singapore như một quốc gia với những bảo tàng danh giá, nổi bật. NHB cũng sẽ dựa trên đà tiếp cận của mình, thu hút cộng đồng vào các dự án và sự kiện chia sẻ kiến thức mà cho phép các thành viên của cộng đồng bắt đầu những hành trình khám phá di sản thú vị với chúng tôi.
Cục trưởng Cục di sản quốc gia, ông Tommy Koh gửi lời mời tới các bạn tham gia với vai trò đối tác và người tham dự trong các buổi triển lãm bảo tàng, hội thảo chuyên đề, các sự kiện mở rộng và các hoạt động của NHB. Sát cánh cùng nhau, cùng nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn của RCP nhằm xây dựng Singapore thành một trung tâm các sự kiện văn hóa và nghệ thuật sống động.
II.  Đặc trưng di sản văn hóa Singapore
1. Bản sắc quốc gia, trái tim và tâm hồn người Singapore
Di sản và văn hóa hòa quyện với trái tim và linh hồn quốc gia. Kể từ khi giành được độc lập năm 1965, di sản và văn hóa đóng vai trò là một phần tổng hòa trong sự phát triển của quốc gia bằng cách thúc tiến những gắn kết và hiểu biết thông thường thông qua những kinh nghiệm được chia sẻ khi người Singapore thông qua những phát triển về chính trị, xã hội và kinh tế. Nó rấy lên trong lòng người dân cảm xúc về bản sắc quốc gia và phục vụ như nguồn sức mạnh và sự vững chãi trong những giai đoạn bất ổn và đổi thay. Giữa những biến đổi sôi sục hình thành từ sự chuyển đổi vũ bão của Singapore, di sản và văn hóa có vai trò thúc đẩy ổn định đất nước, một nền tảng ổn định kết nối toàn bộ con người Singapore với trái tim và tâm hồn họ. Cuộc sống dư giả  và di chuyển ngày càng nhiều của người Singapore cũng lôi kéo thúc đầy sự quan tâm chú ý nhiều hơn và nhận thức về sự cần thiết của di sản và văn hóa trong cuộc sống của chúng ta. Việc cấp bách cần làm là trẻ hóa, thuật lại, làm sống lại quá khứ cho những nguồn tài nguyên có liên quan nhằm tưởng  niệm và truyền sức mạnh vào hiện tại và tương lai.
Trích theo phát biểu của Bộ trưởng George Yeo, tại lễ khai mạc của Gems trong triển lãm nghệ thuật trung hoa ngày 30 tháng 1 năm 1992 “Bảo tàng đã không có vị trí cao trong những ưu tiên quốc gia của chúng ta. Trong những năm tới, Việc quan trọng là cần quan tâm nhiều hơn nữa tới văn hóa và nghệ thuật. Mục tiêu của chúng ta là giúp Singapore tìm thấy linh hồn mình bởi nó không thể tách rời khỏi cuộc sống của chúng ta.”
2. Toàn cảnh văn hóa Singapore
1960 - những năm 80: Xây dựng bản sắc văn hóa Singapore
Giành được độc lập năm 1965 đã đánh dấu bước khởi đầu của chủ nghĩa dân tộc Singapore và bước tiến về bản sắc văn hóa độc đáo dựa trên nền tảng chủ nghĩa đa văn hóa và một quốc gia có chủ quyền. Trong những năm đầu sau khi độc lập, những đòi hỏi cấp bách về nguồn lực quốc gia để phát triển kinh tế được ưu tiên hơn việc phát triển di sản và văn hóa. Tuy nhiên, cú huých sớm của các hoạt động di sản và văn hóa đã tạo điều kiện cho việc thấu hiểu văn hóa lẫn nhau giữa các cư dân đa văn hóa, đa chủng tộc địa phương nhằm dựng xây một xã hội hòa hợp các chủng tộc tại thời điểm bấy giờ. Năm 1969, bảo tàng đầu tiên ở Singapore, bảo tàng Raffles và Thư viện đã được đổi tên thành Bảo tàng Quốc gia. Bảo tàng được đặt lại vị trí như một bảo tàng lịch sử xã hội với trọng tâm là dân tộc học nhằm phản ánh vai trò mới của bảo tàng trong công cuộc xây dựng quốc gia.
1990 - 2008: Phục hưng văn hóa cho một thành phố toàn cầu về nghệ thuật
Cuối thập niên 80, có một nhận định ngày càng phát triển lớn mạnh là di sản và văn hóa có vai trò cốt yếu như cán
cân đối trọng cân bằng để phát triển kinh tế. Một cú huých phối hợp dành cho phát triển bảo tàng được Hội đồng cố vấn về văn hóa và nghệ thuật (ACCA) đưa ra năm 1989. Nó đặt nền tảng cho những đầu tư vốn ban đầu vào cơ sở hạ tầng di sản và sự bùng nổ của các hoạt động văn hóa, khuấy động Singapore trong những năm 90. ACCA cũng đề nghị thành lập NHB từ sự hợp nhất của Trung tâm lưu trữ quốc gia, Bảo tàng quốc gia và Ban Lịch sử truyền miệng. NHB được chính thức thành lập vào 1/8/1993 dưới sự chỉ đạo của Bộ thông tin, Truyền thông và Nghệ thuật (MICA), nhiệm vụ giám sát sự phát triển bảo tàng và di sản ở Singapore.
Sự thành lập của NHB hình thành lên những kế hoạch mở rộng chính được đệ trình dành cho khung cảnh bảo tàng của đất nước. Bảo tàng quốc gia đã được tái cơ cấu thành 3 bảo tàng chuyên biệt, lần lượt là Bảo tàng các nền văn minh châu Á (ACM), Bảo tàng Lịch sử Singapore (SHM) và Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (SAM) nhằm xác định và giải quyết tốt hơn sự đa dạng trong bản sắc và mối quan tâm của các cộng đồng và gia tài giàu có của nền di sản đa văn hóa của chúng ta. Kế hoạch mở rộng đã nhận định thành công về việc trong thập kỷ tiếp theo các bảo tàng sẽ thành những đài tưởng niệm lịch sử được phục hổi vẻ đẹp rực rỡ huy hoàng. Bảo tàng quốc gia đổi tên thành SHM năm 1993 nhằm phản ánh nhiệm vụ thể hiện lịch sử của Singapore. Năm 1996, SAM mở cửa tại một trường dòng cũ dành cho nam sinh cơ đốc giáo với nhiệm vụ trình bày bộ sưu tập công cộng lớn nhất thế giới của nghệ thuật đương đại Singapore và Đông Nam Á. Năm 1997, ACM, nằm tại một trường Trung hoa cũ ở đường Armenian, chính thức mở cửa trình làng các nền văn hóa tổ tiên và di sản của người Singapore.
Để hỗ trợ công việc của các bảo tàng, Trung tâm Bảo tồn di sản (HCC) được mở vào năm 2000 trở thành cơ quan định vị tiêu chuẩn về phương diện quản lý và bảo vệ các bộ sưu tập. Ngày nay, nó vẫn là một trong những cơ quan bảo quản và bảo tồn hàng đầu khu vực. Thiên niên kỷ mới cũng đánh dấu bước ngoặt to lớn khác trong sự phát triển bảo tàng của Singapore. Bảo tàng tem Singapore (SPM), đặt tại Phòng Sách hội giám lý được bảo tồn, đã được thêm vào gia định NHB nhằm khuyến khích niềm say mê sưu tầm tem và nhằm kích thích sử dụng các con tem trong việc học hỏi lịch sử và di sản quốc gia cũng như thế giới. Năm 2003, ngọn cờ đầu của ACM mở cửa tại Cung điện Nữ hoàng nằm dọc sông Singapore, tái hiện những nền văn hóa tổ tiên Singapore và những nền văn minh được trưng bày từ các vùng Đông, Tây, Nam và Đông Nam Á.
Trên cơ sở này, NHB triển khai nhiều nỗ lực nhằm làm mới và phát triển cơ sở hạ tầng di sản hơn nữa. SHM tiến hành cuộc tái phát triển chủ lực năm 2003 và tái xuất hiện vào cuối 2006 với tên Bảo tàng quốc gia Singapore (NM), nổi bật với kiến trúc biểu tượng là sự kết hợp công trình tưởng niệm lịch sử tân cổ điển lịch thiệp với sự mở rộng của công nghệ cao hiện đại . ACM trước đây ở phố Armenian đóng cửa để tái phát triển và mở cửa lại vào tháng 4 năm 2008 khi Bảo tàng Peranakan mới hoàn thành với các nhà hàng và gian hàng mang chủ điểm Peranakan tạo ra một nơi dạ tiệc nhiều thể loại dành cho những người yêu thích Peranakan. SAM cũng phát triển mở rộng nghệ thuật đương đại, 8Q SAM, vào 8/2008 nhằm trưng bày bộ sưu tập quốc gia về nghệ thuật đương đại và quốc tế.
Đầu tư của chính phủ vào những phát triển bảo tàng này đã lên tới 246.53 triệu đô trong vốn đầu tư. Cũng trong giai đoạn này, năm 2000, chính phủ khởi động RCP nhằm phát triển khung cảnh nền văn hóa của Singapore. Từ 2000 đến 2008, tổng số vốn khoảng 25.08 triệu đô của RCP được phân bổ cho NHB dành cho phát triển các chương trình liên quan tới bảo tàng và di sản. Những sáng kiến chủ chốt này đã thực sự chuyển biến các bảo tàng của chúng ta thành các địa điểm phong cách sống mang tính biểu trưng để tôn vinh và trưng bày di sản của chúng ta. Những đầu tư liên tục này nhấn mạnh cam kết và sự tự tin của chính phủ vào khu vực di sản.
Ngoài các bảo tàng, NHB cũng phát triển 2 trung tâm nghệ thuật trình diến, Phản chiếu ở Bukit Chandu năm 2002 và Ký ức ở Old Fort Factory tại Bukit Timah năm 2006 để giới thiệu về các sự kiện lịch sử nổi bật và những trải nghiệm các nhân, có thể gợi nhớ người dân Singapore về cội nguồn của mình và những hy sinh trong công cuộc dựng xây đất nước.
3.Thức tỉnh văn hóa
Khách thăm quan bảo tàng: con số kỷ lục 1,86 triệu
Tiến triển ấn tượng trong sự phát triển bảo tàng hơn 18 năm vừa qua đã cuốn hút trái tim và trí óc của mọi người. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất của sự gia tăng đầy ấn tượng về lượng du khách thăm quan bảo tàng, đặc biệt kể từ khi khởi động RCP năm 2000. Các bảo tàng của NHB thu hút du khách với con số kỷ lục 1,86 triệu du khách trong năm tài khóa 2007, tăng hơn 300% so với con số chỉ 0,60 triệu khách trong năm 2002. Ngoài ra, 4,36 triệu người đã tham dự các hoạt động mở rộng của NHB trong năm 2007, tăng từ 0,33 triệu người năm 2002, tăng hơn 1.200%!
52 Bảo tàng ở Singapore và con số này vẫn đang được cập nhật
Sự sôi động trong công cuộc phát triển bảo tàng không chỉ thấy ở khu vực nhà nước mà còn ở các khu vực tư nhân và dân sự. NHB đã hợp tác chặt chẽ với Hội đồng quản trị bảo tàng (Museum Roundtable-MR), nhóm do NHB chủ tọa nhằm nuôi dưỡng một văn hóa với bảo tàng đang phát triển sôi động ở Singapore. Từ khi bắt đầu năm 1996, MR, chủ tọa bởi NHB, có gấp đôi số bảo tàng thành viên là 52 thành viên năm 2007, với sự phát triển đáng chú ý đã trải nghiệm trong thập kỷ vừa qua. Hiện tại, khu vực tư nhân và dân sự chiếm tới 1/3 số lượng bảo tàng ở Singapore. Những điểm hấp dẫn mang tính di sản đa dạng này tập trung vào các chủ để đa dạng phong phú như lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, sở thích, phòng vệ và cộng đồng, chăm sóc sức khỏe và khoa học thêm nhiều màu sắc và sự náo nhiệt cho quang cảnh văn hóa Singapore. Tổng số lượt khách tham quan của MR đạt tới 5,2 triệu khách năm 2007, tăng 136% so với con số 1,98 triệu trong năm 2003.
4. Những cột mốc chính trong sự phát triển di sản
Sáng kiến chiến lược:
- Hội đồng cố vấn về văn hóa và nghệ thuật (ACCA): 1989
- Kế hoạch phát triển di sản văn hóa thời Phục Hưng I (RCPI):2000
- Kế hoạch phát triển di sản văn hóa thời Phục Hưng II (RCPII): 2004
- Kế hoạch phát triển di sản văn hóa thời Phục Hưng III (RCPIII): 2008
Phát triển bảo tàng:
1987:Thư viện và bảo tàng Raffles
1969: Bảo tàng quốc gia
1993: Ủy ban di sản quốc gia
1996: Bảo tàng nghệ thuật Singapore
1997: Bảo tàng các nền văn minh châu á (phố Armenian)
1998: Cơ quan lưu trữ quốc gia Singapore
2000: Trung tâm bảo tồn di sản-Bảo tàng sưu tầm tem Singapore
2002: Trung tâm phản chiếu ở Bukit Chandu
2003: Bảo tàng  Các nền văn minh Châu Á (Cung điện nữ hoàng)
2006: Bảo tàng quốc gia Singapore - Đài tưởng niệm ở Old Ford factory
2008: Bảo tàng Peranankan (phố Armenian)
Sáng kiến di sản chính:
1994: Triển lãm bom tấn đầu tiên của NHB - Alamkara:5000 năm của người Ấn
1996: Thành lập Hội đồng chủ tịch bảo tảng (MR)
1999: Dấu vết di sản lần 1 - Dấu vết quận công dân
2000: Sự kiện nghệ thuật Istana
2001: Lần đầu tiên Singapore tham dự Vience Biennal
2004: Lễ hội di sản Singapore
2005: Cổng gia phả Singapore - Dấu vết di sản lần thứ 2 - Dấu vết sông Singaore
2006: Ngày bảo tàng quốc tế (IMD)- Khám phá Singapore
2007: Chính thức trao các giải thưởng di sản năm 2006-  Triển khai thí điểm
5. Hoạt động từ thiện mang tính văn hóa và di sản
Với tính minh bạc và đồng lòng lớn hơn của khu vực di sản, có sự gia tăng tương ứng về tặng phẩm cho mục tiêu di sản. Quyên tặng tiền mặt và đồ vặt đều thể hiện sự tăng trưởng tốt. Quyên tặng tiền mặt cho NHB (và các viện của NHB) kể từ khi thành lập năm 1993, đã gia tăng đáng kể, tăng gần 3 lần, từ 13,4 triệu đô trong giai đoạn năm tài khóa 1993 - 1999 lên 37,8 triệu đô trong giai đoạn 2000-2007. Sự quyên tặng và số tiền cho vay cho các đồ tạo tác cũng tăng ấn tượng. Năm tài khóa 1999, giá trị quyên tặng đồ tạo tác đã đăng ký chỉ 1,19 triệu đô và vốn vay cho đồ tạo tác dừng ở 79,6 triệu đô. Tính đến 2007, giá trị quyên tặng đồ tạo tác gần như tăng gấp đôi lên 2,36 triệu đô và vốn vay cho đồ tạo tác tăng 2 lần lên 181,4 triệu đô. Nhằm công nhận và tôn vinh những nhà tài trợ và thúc đẩy hoạt động từ thiện rộng hơn, lễ tôn vinh trao giải thưởng di sản hàng năm ( được hỗ trợ bởi quỹ RCP) đã được khởi động từ 2006. Tổng số 72 công ty, quỹ và tổ chức, cùng với 65 cá nhân đã được công nhận cho những đóng góp về tiền mặt, tặng phẩm và tiền vốn vay dành cho đồ tạo tác trị giá hơn 129 triệu đô.
6. Nhận thức và sự coi trọng di sản tăng lên
Những đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phần mềm đã có tác động tích cực tới Singapore và người dân. Cuộc khảo sát nhận thức di sản (HAS) tiến hành năm 2006 hé lộ sự hỗ trợ của công chúng rất mạnh mẽ. Hơn 90% người Singapore tham gia khảo sát ủng hộ việc bảo tồn di sản của chúng ta và những nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện khung cảnh di sản. Họ cũng khẳng định mạnh mẽ tầm quan trọng của di sản như nhân tố gốc rễ, đồng ý rằng bảo tồn di sản địa phương gia tăng cảm giác về sự sở hữu và việc này trở nên quan trong hơn khi Singapore muốn thành thành phố toàn cầu. 7 trong số 10 người Singapore cũng tin rằng cá nhân họ thực sự có tham dự vào các hoạt động di sản. Đáng chú ý là, Chỉ số nhận thức di sản (HAI) tăng lên 20% từ con số 5,24 năm 2002 lên 6,25 năm 2006.
III. Tầm nhìn di sản văn hóa:
1. Mục tiêu thay đổi di sản và văn hóa
"Dần dần, những nỗ lực này sẽ biến đổi Singapore thành thành phố quốc tế về nghệ thuật và văn hóa. Quả thực là thế giới đang ngày càng chú ý - báo chí truyền thông và các báo cáo phân tích đang miêu tả một Singapore sống động như thế nào và là địa điểm hấp dẫn đáng sống ra sao.... quan trọng hơn, nó sẽ mang lại cho người dân Singapore một đời sống văn hóa giàu có, nuôi dưỡng niềm tự hòa về di sản và lịch sử quốc gia, và củng cố bản sắc văn hóa quốc gia"
(Thủ tướng Lý Hiển Long, tại Lễ khai mạc chính thức Bảo tàng Peranakan mới, 25/4/2008)
Di sản của quốc gia xác định bản sắc quốc gia và truyền cảm hứng cho tương lai. Bằng nhiều cách khác nhau, di sản mang trong mình ý nghĩa tập hợp của các giá trị của xã hội và thông tin về sự tiến triển của văn hóa và phong cách sống. vì vậy, nó là nét độc nhất vô nhị của một cộng đồng riêng lẻ. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa nhanh chóng, nguy cơ mất đi những bản sắc văn hóa độc đáo và phai mờ các nền văn hóa truyền thống gia tăng. Nhưng, toàn cầu hóa mở ra cánh cửa lớn với nhiều cơ hội cho những ý tưởng mới, sự hợp tác và mạng lưới hoạt động mới. Chúng ta có thể khám phá những nền văn hóa khác và ca ngợi di sản của nhau thông qua khao khát sẻ chia xây dựng mối dây thân tình giữa người với người bền chặt hơn. Di sản độc đáo của Singapore cho phép chúng ta đặt mình là điểm đến văn hóa khác biệt bằng cách đưa ra cơ hội gặp gỡ chân thực với những nền văn hóa đa dạng, với nhiều chủng tộc, dân tộc và tôn giáo khác nhau sống một cách hòa thuận trong một quốc gia, cũng như một lời giới thiệu mang tính văn hóa về sự đa dạng của Châu Á.
Trong khi phải đương đầu với cuộc đấu khắc nghiệt giữa với các thành phố khác trên thế giới, di sản và văn hóa được coi là thành phần chính xác định một thành phố toàn cầu sôi động và thành phố quốc tế. Các thành phố, sôi động và điều tiết phù hợp với hàng tá phong cách sống, đang trở thành các điểm đến yêu thích cho các lớp sáng tạo và một lực lượng lao động có tính di chuyển cao. Một khung cảnh di sản và bảo tàng sôi động có thể là điểm nhấn thu hút nhân tài và doanh nghiệp quốc tế. Việc gắn bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật vào việc phát triển các khu nghỉ dưỡng tích hợp cỡ lớn (IR) ở vịnh Marina và Sentosa minh chứng những kế hoạch của Singapore nhằm tích hợp văn hóa và di sản vào các địa điểm thu hút phong cách đỉnh cao.
Hứng thú và khát khao bảo tồn di sản và gìn giữa truyền lại cho muôn đời sau sẽ lớn dần với đời sống sung túc về kinh tế đang tăng lên, sự trưởng thành về xã hội chính trị, và một nước có dân số già có giáo dục cao. Những xu hướng này sẽ hình thành nhu cầu về những địa điểm hấp dẫn và những hoạt động mang tính di sản, mở ra cơ hội hợp tác và hỗ trợ trên vũ đài di sản và đẩy mạnh sự tham gia hoạt động tích cực của người dân trong những sáng kiến di sản này ở mọi cấp độ, bao gồm cả cấp lãnh đạo và tư vấn.
Toàn cầu hóa là thanh gươm hai lưỡi. Trong khi toàn cầu hóa mang tới những cơ hội cực kỳ lớn cho Singapore, động lực phục vụ phát triển để mở rộng kinh tế của Châu Á do toàn cầu hóa mang lại cũng mang lại nhiều thách thức. Sẽ mất nhiều thời gian và công sức để một quốc gia nhỏ bé như Singapore tỏa sáng trong cuộc thi quốc tế về sự công nhận và các nguồn lực. Nó thậm chí cần nhiều hơn nữa những sáng kiến có liên quan tới di sản, những cái đặc biệt hình thành một phần nhỏ trong nền kinh tế, để có thể tỏa sáng. Đồng thời, có sự hối hận lớn hơn nhằm giữ bản sắc văn hóa độc đáo Singapore giữa sự đe dọa bị nhấn chìm dưới mác khái quát hóa của một Châu Á bởi tình anh em toàn cầu, cái mà cho tới nay vẫn không thể nhận thức đầy đủ về sự đa dạng giàu có và những nét huyền ảo tinh tế trong tập hợp các nhóm dân tộc và xã hội hình thành nên Châu Á.
Singapore đã tiết chế thành công trong việc giữ cân bằng giữa bảo tồn di sản với phát triển, nét  hiện đại và tính hiệu quả. Những đài tưởng niệm và các quận lịch sử của chúng ta giữ lại những đặc điểm vốn có và hiên ngang đứng đó như bằng chứng về sự đa dạng văn hóa của những cộng đồng dân tộc đáng kính trọng của chúng ta. Thông qua việc xác định vị trí của các chương trình di sản sáng tạo và đặc biệt hơn, mà mối quan tâm và sự hỗ trợ ủng hộ của công chúng có thể được củng cố mạnh mẽ hơn.
2. Tầm nhìn của Singapore và những chiến lược độc đáo về nghệ thuật (di sản và văn hóa)
Tầm nhìn của NHB, song hành với tầm nhìn của RCP, để phát triển Singapore thành một thành phố quốc tế, khác biệt dành cho di sản và văn hóa, tích hợp vào nỗ lực toàn thể của chính phủ nhằm đưa Singapore lên vị trí là thành phố quốc tế sôi động. Là một cảng trung chuyển hay ngôi nhà di sản toàn cầu, chúng tôi nhằm mục tiêu đạt: nội dung đặc biệt, chuẩn mực quốc tế,  hợp tác cộng đồng và  hệ sinh thái di sản năng động.
2.1. Nội dung đặc biệt
Thành phần cốt yếu trong việc xác định thương hiệu văn hóa Singapore phải là nội dung thực sự thể hiện được bản sắc của các cộng động cấu thành. Môi trường đa văn hóa độc đáo của Singapore có thể được thể hiện theo nhiều cách thức sáng tạo mang tính quốc tế, giáo dục và bắt nguồn từ sự uyên bác, nhưng thú vị, mang tính giải trí và có thể tiếp cận mọi người trên phố - người Singapore cũng như du khách. Màn trình diễn nên được tiếp cận theo những nền tảng khác nhau, trong đó có Internet và cùng hợp tác với các đối tác bên thứ ba ở những khu vực không gian vật chất không thể thương lượng mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác và đồng sáng tạo cộng đồng rộng rãi hơn.
Mục tiêu trọng tâm không chỉ là sự hiện diện, giới thiệu của vật chất hữu hình như các công trình và kiến trúc lịch sử mà còn là những nhân tố vô hình, như con người, truyền thống và bản sắc - thống nhất trong thực tại nhưng thôi thúc những phương cách để bắt được bản chất những giá trị của cộng đồng và các nền văn hóa hòa trộn. Sự phát triển của nội dung khác biệt và độc đáo, hiện diện trong cách thức hiện tại, là chiến lược chính trong tầm nhìn của NHB.
Những nỗ lực của NHB trong lĩnh vực này đã tạo ra bước tiến đáng khích lệ. Những triển lãm bảo tàng tạm thời trong nhà chính của NHB như Vẻ đẹp Châu Á do ACM và Hội tụ: triển lãm 100 năm của Chen Wen Hsi do SAM tổ chức đã thu hút sự chú ý quốc tế rất tích cực, với những báo cáo và những đề cập xuất hiện thường xuyên trên Newsweek, International Herald Tribune và Thời báo tài chính (Financial Times). Những nỗ lực của NHB góp phần mang lại cho Singapore cơ hội trải nghiệm tích cực trên trường quốc tế và làm nên thương hiệu Singapore thành phố thủ đô văn hóa của Châu Á. Tổng giá trị truyền thông đã đăng ký trong năm tài khóa 2007 vào khoảng 30 triệu đô, với 3.772 báo cáo truyền thông. Cùng năm này, RCP phân bổ 1,78 triệu đô cho các triển lãm và các chương trình bảo tàng, có nghĩa là giá trị truyền thông đã bội thu, số vốn thu về tăng 17 lần so với số lượng RCP được phân bổ so với cùng kỳ năm trước.
2.2. Chuẩn mực quốc tế
Trước thách thức trên vũ đài quốc tế, chúng tôi đặt mục tiêu cho những khía cạnh sau:
Địa điểm - Cung cấp những địa điểm thỏa mãn công tác bảo tồn nguồn di sản tầm quốc tế và thể hiện những di sản này một cách thẩm mỹ và có tính văn hóa chân thực, sẵn sàng phục vụ cho công chúng và du khách nước người.
Hiện diệnNhằm mục tiêu nhận biết tự phát về những đóng góp di sản và văn hóa Singapore. NHB xuất khẩu những show diễn với nội dung mang nét đặc trưng và nguyên gốc Singapore. Nhiều buổi diễn đã thu hút được sự quan tâm chú ý, được tôn vinh và truyền thông rộng rãi trên những ấn phẩm quốc tế đáng tin cậy và những tạp chí chuyên nghiệp. Những show diễn nổi bật được RCP tài trợ bao gồm tham gia triển lãm nghệ thuật đương đại Venice Biennale, và cuộc triển lãm sắp tới do NM tổ chức tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi, London
Nhịp điệu -  Đưa ra một loạt các hoạt động di sản và văn hóa theo những phương thức sáng tạo nhằm kích thích dư luận và hình thành lối sống sôi động mang tính văn hóa và gắn kết. Những tài trợ của RCP tạo điều kiện thuận lợi cho các buổi triển lãm, hội thảo, tìm dấu vết cộng đồng và các lễ hội văn hóa như Lễ hội di sản Singapore nổi tiếng và Ngày hội thông tin Istana.
Tiềm năng -  Cung cấp một loạt những cơ hội về giáo dục và phát triển, cũng như những tùy chọn cho các chuyên gia và những người đam mê di sản và văn hóa. Những hội thảo chuyên đề , bài giảng và cuộc thảo luận về truyền thống, nghệ thuật và văn hóa Châu Á/ ASEAN, như Chuỗi Hội nghị Châu Á và chuỗi bài giảng của NHB, đã được tiến hành với sự tài trợ nhận được từ RCP.
2.3. Hợp tác cộng đồng
Dấu xác nhận quan trọng nhất của một trung tâm di sản là sự tham gia gắn kết của công đồng và toàn bộ các nhóm cộng đồng riêng lẻ, vươn tới các nhóm dân tộc thiểu số, dân cư khu trung tâm, nhóm phải chịu thiệt thòi và người cao tuổi. Thông qua những mối quan hệ hợp tác với các đối tác chủ chốt,như Ban bảo tồn các đài tưởng niệm (PMB), Cơ quan tái phát triển đô thị (URA), Ủy ban Du lịch Singapore (STB), Ủy ban phát triển kinh tế (EDB), Ủy ban các Công viên quốc gia (NParks), Ủy ban Thư viện quốc gia (NLB), Hiệp hội nhân dân (PA) và Ủy ban phát triển nhà (HDB), NHB làm việc nhằm tăng cường và mở rộng dấu chân di sản và văn hóa bằng việc cộng tác và lồng ghép di sản vào các khu cộng đồng và công cộng, như các câu lạc bộ cộng đồng, khu bán lẻ và các thư viện công cộng. TIến lên phía trước, những sáng kiến Hợp tác Công – tư (PPP) sẽ trở thành những đại lộ quan trọng thôi thúc những nỗ lực phát triển nền tảng để mở rộng khu vực di sản và văn hóa.
2.4. Di sản năng động
Con dấu xác nhận quan trọng khác của những thành phố di sản là công tác quản lý tài sản thuộc di sản với mục đích bảo vệ và nâng tầm giá trị của chúng. Hướng tới mục đích cao cả này, NHB sẽ phát triển và triển khai những tiêu chuẩn quản lý di sản, những kế hoạch, đề án công nhận, dự án hỗ trợ/ khuyến khích và một chương trình khung hướng dẫn sự phát triển và duy trì tài sản di sản.
Một thành phố di sản và văn hóa quốc tế đặc trưng cũng cần có một chuỗi định hướng giá trị được phát triển tốt và có nguồn lực phù hợp, cũng như các chuyên gia phụ trợ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực di sản. Giải quyết nhu cầu này, nguồn ngân sách 2,1 triệu đô la hàng năm được được phân bổ từ RCP kể từ 2008 dành cho sự phát triển của ngành này thông qua những kế hoạch khuyến khích riêng biệt như Chương trình khuyến khích công nghiệp di sản (HI2P) và sự phát triển các chương trình giáo dục dành cho các chuyên gia bảo tồn di sản nhằm gieo mầm và nảy nở vai trò người chơi của khu vực tư nhân và người dân trong hệ sinh thái di sản.
Song hành với tầm nhìn của NHB, các mục tiêu và kết quả chiến lược của RCP và các chỉ số biểu hiện tình trạng chủ chốt có liên quan (KPIs) được đưa ra trong khung chiến lược dưới đây:
3. Khung chiến lược về tầm nhìn của Singapore về di sản và chiến lược:
Tầm nhìn của RCP: Thành phố quốc tế đặc trưng dành cho nghệ thuật
Mục tiêu của RCP3:  Nội dung đặc trưng, hệ sinh thái năng động, gắn kết cộng đồng
Kết quả của RCP3: Công nhận của quốc tế về Nghệ thuật và văn hóa Singapore, khung cảnh Văn hóa và nghệ thuật sống động hơn, tăng nhu cầu và sự đánh giá dành cho nghệ thuật và văn hóa, niềm tự hào quốc gia và cảm nhận về quyền sở hữu.
Mục tiêu chiến lược của NHB: Vượt trội và đổi mới trong sáng tạo nội dung, dấu chân di sản và văn hóa, sự tham gia và quyền sở hữu của cộng đồng.
KPIs: Công nhận và giải thưởng quốc tế,  những trích dẫn nghiên cứu truyền thông quốc tế, trao các khoản trợ cấp (HI2P)cho các tổ chức/ doanh nghiệp về di sản và văn hóa, học bổng và phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, số lượng các nền tảng di sản và văn hóa (bao gồm các bảo tàng cộng đồng hoặc vệ tinh, các bảo tàng tư nhân, khu văn hóa…), số lượng và giá trị của những hợp tác quốc tế và trong nước, Chỉ số nhận thức di sản, Lượt khách thăm bảo tàng, Sự tham dự các chương trình mở rộng, Hiện diện trực tuyến, Giá trị truyền thông, Quyên tặng và tài trợ, Phản hồi công cộng, Số người Singapore tham gia sự kiện di sản ít nhất 1 lần trong năm, Những ấn bản về văn hóa và di sản và lượng độc giả.
4. Tầm nhìn của Singapore về di sản và chiến lược
Tầm nhìn của RCP: Thành phố quốc tế đặc trưng dành cho nghệ thuật
Mục tiêu của RCP3:  Nội dung đặc trưng, hệ sinh thái năng động, gắn kết cộng đồng
Kết quả của RCP3: Công nhận của quốc tế về Nghệ thuật và văn hóa Singapore, khung cảnh Văn hóa và nghệ thuật sống động hơn, tăng nhu cầu và sự đánh giá dành cho nghệ thuật và văn hóa, niềm tự hào quốc gia và cảm nhận về quyền sở hữu.
Mục tiêu chiến lược của NHB: Vượt trội và đổi mới trong sáng tạo nội dung, dấu chân di sản và văn hóa, sự tham gia và quyền sở hữu của cộng đồng.
KPIs: Công nhận và giải thưởng quốc tế,  những trích dẫn nghiên cứu truyền thông quốc tế, trao các khoản trợ cấp (HI2P)cho các tổ chức/ doanh nghiệp về di sản và văn hóa, học bổng và phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, số lượng các nền tảng di sản và văn hóa (bao gồm các bảo tàng cộng đồng hoặc vệ tinh, các bảo tàng tư nhân, khu văn hóa…), số lượng và giá trị của những hợp tác quốc tế và trong nước, Chỉ số nhận thức di sản, Lượt khách thăm bảo tàng, Sự tham dự các chương trình mở rộng, Hiện diện trực tuyến, Giá trị truyền thông, Quyên tặng và tài trợ, Phản hồi công cộng, Số người Singapore tham gia sự kiện di sản ít nhất 1 lần trong năm, Những ấn bản về văn hóa và di sản và lượng độc giả.


Nét độc đáo trong văn hóa của Campuchia

Trong suốt lịch sử Campuchia, các trào lưu tôn giáo đã ảnh hưởng và in dấu sâu sắc vào nghệ thuật của Campuchia. Phong cách nghệ thuật Khmer rất độc đáo là sự kết hợp giữa tín ngưỡng duy tâm bản địa với các tôn giáo gốc Ấn Độ là đạo Hindu và đạo Phật. Hai tôn giáo này cùng với chữ Phạn và các yếu tố khác của văn minh Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ thứ nhất.



Trong suốt lịch sử Campuchia, các trào lưu tôn giáo đã ảnh hưởng và in dấu sâu sắc vào nghệ thuật của Campuchia. Phong cách nghệ thuật Khmer rất độc đáo là sự kết hợp giữa tín ngưỡng duy tâm bản địa với các tôn giáo gốc Ấn Độ là đạo Hindu và đạo Phật. Hai tôn giáo này cùng với chữ Phạn và các yếu tố khác của văn minh Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ thứ nhất.

Các nhà buôn từ các vùng biển Ấn Độ là những người truyền bá các luồng văn hóa này tới các thương cảng dọc bờ biển trong vịnh Thái Lan, sau đó được chế độ quân chủ của vương quốc Phù Nam tiếp nhận và phát triển. Tuỳ vào từng thời kỳ sau đó, văn hóa Campuchia bị ảnh hưởng bới văn hóa các quốc gia như Trung Quốc, Nhật và Thái.

Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15, Đế chế Angkor phát triển thịnh vượng và hùng mạnh tại vùng Tây Bắc Campuchia. Angkor chính là tên của kinh đô và đồng thời là tên của vương quốc đã thống trị vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm một phần lãnh thổ của Lào, Thái Lan và Việt Nam ngày nay. Vương quốc Angkor chịu ảnh hưởng của tôn giáo và hệ thống chính trị của Ấn Độ. Ngôn ngữ trong các văn bản chính thức là chữ Phạn, tuy nhiên văn nói vẫn dùng tiếng Khmer. Hàng loạt đền đài được xây dựng trong thời kỳ này, bao gồm cả Angkor Wat, Bayon và Angkor Thom đã chứng minh sức mạnh của Đế chế Angkor và sự huy hoàng của kiến trúc và nghệ thuật trang trí thời đó. Các thành tựu vô song trong nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và múa thời kỳ Angkor đã trở thành hình mẫu cho sự phát triển văn hóa trong các thời kỳ sau này.

Angkor rơi vào lãng quên sau khi kinh đô được dời về Phnom Penh vào thế kỷ 15, sau khi Angkor liên tục bị người Thái tấn công. Rừng rậm nhiệt đới nhanh chóng che phủ các đền đài, cung điện và dần phá hủy chúng. Trong các thế kỷ sau, các cuộc chiến liên miên đã làm suy giảm sự giàu có, hùng mạnh và cả lãnh thổ của các triều đại Campuchia. Tuy nhiên, một nhà nước độc lập với thủ đô là Phnom Penh vẫn tồn tại cho đến thế kỷ 19. Thành tựu quan trọng nhất của văn học Campuchia là Reamker (trường ca Ramayana bằng chữ Khmer) đã ra đời trong thời kỳ này.




Người Pháp bắt đầu đô hộ Campuchia từ năm 1863 đã khám phá các đền đài tại Angkor đầu thế kỷ 20 và bỏ công khôi phục chúng. Văn hóa truyền thống và các đền đài Angkor sau đó lại rơi vào cuộc nội chiến trong những năm 1970 đến 1990. Chế độ Khmer Đỏ vô thần loại bỏ tôn giáo và giáo dục ra khỏi xã hội, cấm tất cả mọi hoạt động nghệ thuật truyền thống và văn học.

Từ năm 1991, sau khi Hiệp đình hòa bình Campuchia được ký kết tại Paris, nhiều tổ chức quốc tế đã giúp chính phủ Campuchia trùng tu các đền đài Angkor và khôi phục các nghề thủ công mỹ nghệ.

Nghệ thuật, kiến trúc và các nghề truyền thống

Để biểu thị sự trật tự và hài hòa của vũ trụ, các nghệ nhân và kiến trúc sư Angkor đã tạo nên các đền đài bằng đá biểu tượng cho vũ trụ và trang trí bằng các bước phù điêu đá hay tượng các vị thần Hindu và Phật. Tôn giáo ảnh hưởng đến cấu trúc cơ bản của các ngôi đền, thường bao gồm một điện thờ trung tâm, một khoảng sân rộng, các bức tường bao quanh và hào nước phía ngoài các bức tường. Cấu trúc này chính là sự mô phỏng khung cảnh của ngọn núi Meru trong truyền thuyết của Hindu giáo. Hơn 60 ngôi đền như vậy vẫn còn tồn tại trong quần thể đền Angkor.

Các tác phẩm điêu khắc đá

Thêm vào đó là những cây cầu đá và các hồ chứa nước được xây từ thời Angkor vẫn còn được sử dụng cho đến hôm nay. Tại Campuchia rất nhiều các công trình công cộng như Hoàng Cung được trang trí theo phong cách Khmer với các mô-típ chim thần Garuda, một huyền thoại của Hindu giáo.



Sau sự tàn lụi của văn hóa trong thời kỳ Khmer Đỏ, ngày nay văn hóa truyền thống và các nghề mỹ nghệ của Campuchia đang được khôi phục. Các loại hình nghệ thuật và nghề truyền thống rất phong phú ở Campuchia. Chủng loại của các sản phẩm này cũng vô cùng đa dạng, từ các loại trang sức bằng vàng bạc cho đến đồ nội thất bằng gỗ, lụa, điêu khắc đá, gốm sứ chất lượng cao, thuộc da và nhiều hàng hóa khác. Nghệ nhân Campuchia có con mắt nghệ thuật khá sắc xảo và kỹ thuật điêu luyện, rất nhiều sản phẩm ở đây được chế tác với kỹ thuật tinh xảo, nhất là các sản phẩm điêu khắc, đồ nội thất. Các nghề đáng lưu ý là dệt, trang sức, đan lát, chạm khắc gỗ, điêu khắc đá và vẽ. Các nghệ nhân dùng sợi bông để dệt khăn Krama với hình dạng một tấm vải hình chữ nhật dài có nhiều đường kẻ carô nhiều màu sắc. Sampot là một loại váy dành cho phụ nữ, với các đường trang trí tỉ mỉ nhiều tông màu và tết các sợi chỉ bằng vàng hoặc bạc, thường dệt bằng lụa theo kỹ thuật "ikat" để làm cho từng sợi vải bền chắc hơn. Nghề rèn lâu đời của Campuchia hầu như đã mai một cho đến khi người Pháp khôi phục lại đầu thế kỷ 20. Các nghệ nhân nghề bạc đã sản xuất rất nhiều sản phẩm phục vụ sinh hoạt con người trong suốt lịch sử Campuchia, như những khay trầu hình dạng các loài động vật, chạm khắc tinh xảo phục vụ cho thói quen nhai trầu của người dân.

Âm nhạc, múa và ca kịch

Dàn nhạc cổ "pinpeat" của Campuchia chủ yếu là bộ gõ, được trình diễn trong các buổi lễ tại các ngôi chùa và các dịp tế lễ dân gian khác, cũng như trong các tiết mục văn nghệ. Dàn nhạc bao gồm "roneat ek" (đàn tre giọng cao), "roneat thung" (đàn tre giọng thấp), "kongvong tut" và "kongvong thom" (dàn cồng nhỏ và dàn cồng lớn), "sampho" (trống hai mặt) "skor thom" (1 cặp trống lớn) và "sralai" (một loại sáo 4 âm vực).




Nghệ thuật múa cổ Campuchia là sự tái hiện sử thi Ramayana, ca ngợi người anh hùng Vilmiki Brahma, đấng tạo hóa của Hindu giáo. Nghệ thuật này có từ thế kỷ thứ 4 trên khắp lãnh thổ Ấn Độ và Nam Á với ít nhiều khác biệt ở từng địa phương. Tại Campuchia, sử thi này được chuyển thể vào âm nhạc và ca múa, được các vũ công hoàng gia trình diễn từ thế kỷ 18 trong các dịp lễ hội cùng với dàn nhạc cổ "pinpeat". Trong dân gian, sử thi này cũng được phổ biến rộng rãi qua hình thức truyền miệng hoặc các loại kịch dân gian như múa rối bóng (sử dụng một phông lớn để nhận bóng các con rối được chiếu bằng ánh sáng phía sau phông).

Nghệ thuật múa cung đình của người Khmer là một biến thể của nghệ thuật múa cung đình Ấn Độ, có nguồn gốc từ nhân vật apsara trong truyền thuyết Hindu giáo là những nàng tiên chuyên múa cho các vị thần. Văn hóa truyền thống của Thái Lan và đảo Java (Indonesia) cũng chịu ảnh hưởng của âm nhạc và ca múa cung đình này. Khi trình diễn, các vũ công apsara mặc trang phục bó sát người màu sáng và váy sampot, mũ hình các ngọn tháp màu vàng được trang trí vô cùng công phu, trình diễn các động tác múa chậm và tinh tế cùng với dàn nhạc "pinpeat".

Tại các làng mạc của Campuchia, kịch mặt nạ cũng được phổ biến khá rộng rãi, bên cạnh loại hình múa rối bóng truyền thống. Hình thức ca múa dân gian như múa lam vông cũng rất phổ biến và thường trình diễn với một dàn trống ngẫu hứng trong các dịp lẽ hội, ngày vui như: đám cưới, ngày mừng thọ, v.v. 

Không có nhận xét nào: